Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Giọt Sương Lam

Giọt Sương Lam


Chú Tiểu Lan

Nghĩa trang im lặng thật đìu hiu,
Chiều thu gió lạnh cảnh tiêu điều,
Hồn ai đó hiện về trong gió,
Chợt động cành cây tiếng lá rung.

Tôi im lặng, ngừng hơi nín thở,
Nghe hồn thiêng nhắn nhủ điều chi,
Này Lan hỡi! Đời là thế đó,
Luyến tiếc chi một đống tro tàn,.

Đời người như một giọt sương lam,
Gió chạm là tiêu tan thánh khói,
Xuân qua không bao giờ trở lại,
Chiếc lá mầu xanh đã đôi vàng.

Nắng chiều nhạt úa phủ mầu tang,
Cỏ mầu héo, hoa hơi mùi đắng,
Tất cả đã trôi vào dĩ vãng,
Có ai nào cản nổi thời gian.

Ôi lạy Chúa, Chúa của tinh thương,
Xin giáng phúc ban ơn tha thứ,
Cho những hồn còn đang giam giữ,
Dược về Quê Hạnh Phúc Đòi Đòi.


Lễ Các Linh Hồn 2015.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Giải Thoát

Chú Tiểu Lan

 Chị Lan vừa thoa dầu vào vết bầm tím ở gò má bên trái vừa nhăn mặt, một phần vì đau, một phần vì mùi dầu làm cay mắt. Đang lúc đó, Thúy Vi, đứa con gái út của chị đi học về:

-Mặt Má bị sao vậy
Không kịp để chị Lan trả lời, Vi sùng lên:
-Ông ấy lại đánh Má hả? Lần này con nhất định không bỏ qua đâu!
-Con không được hỗn, không được gọi Ba con bằng ông ấy.
-Tại sao Má cứ phải chịu đựng hoài vậy? Má cũng có quyền làm người đó mà.
-Má biết, nhưng Má không muốn gia đình tan vỡ con à? Má không muốn cho thiên hạ chê cười là các con không có Cha. Hơn nữa vạch áo cho người xem lưng" chẳng đẹp đẽ gì con ạ.
-Thà không có Cha còn hơn có người Cha hung dữ vô lương tâm như vậy.
 -Con cứ để mặc Má, Má biết tự lo liệu. Con đi ăn cơm đi rồi lo học bài.

Thúy Vi vừa đi lên lầu vừa lải nhải: Lần sau mà Ba còn đánh Má nữa con sẽ gọi Cảnh Sát can thiệp, nếu không có ngày Ba đánh Má chết!
Thúy Vi lên lầu rồi, chị Lan ôm mặt khóc, nhưng không dám nấc thành tiếng, sợ con gái nghe thây. Cuộc đời của chị từ ngày về làm vợ Huynh cho đến nay đã 29 năm, chưa bao giờ được lấy một ngày vui trọn vẹn! Hồi còn ở Việt Nam thì mẹ chồng khắt khe cay nghiệt, nhất là bà chị chồng, luôn muốn "vạch lá tìm sâu". Hình như ngày nào mẹ con họ không hành hạ chị thì ngày đó họ không được cam lòng hay sao ấy! Suy nghĩ tới đây tự nhiên một trong những thảm cảnh của qua khứ lại ùn ùn kéo về trong tâm trí Lan:

Một hôm mẹ chồng sai Lan đi gánh nước đổ đầy chum để cho bà ấy tắm. Lan vừa gánh hai thùng nước vào sân sau thì gặp ngay bà Mùi, mẹ chồng nàng, đang đứng đó, bà chống nạng tay lên, mặt hằm hằm:

-Tổ sư cha nhà mày, đi gánh có hai thùng nước thôi mà giờ này mới về, sao không nằm ngủ luôn ở ngoài giếng còn vác mặt về đây làm gì.
-Thưa mẹ, tại hôm nay có đông người kín nước qúa, con phải đợi.
-Tiên sư nhà mày, còn cãi à? 
Vừa lúc đó, Sáng, chị chồng của Lan, ở nhà bên cạnh chạy sang, chị ta ngó vào hai thùng nước rồi quát:
- Mày gánh nước đục như thế về cho mẹ tao tắm à? Mày muốn cho mẹ tao ngứa chết phải không? Con khốn nạn!
Chị Sáng vừa nói vừa lật ụp hai thùng nước xuống đất, rồi chị vớ lấy cái đòn gánh định đập vào Lan, Lan vội tránh né nên ngã sõng xoài trên nền xi măng, đau điếng! Lan cố gượng dậy, nhưng đau quá chưa đứng dậy được. Thấy thế chị Sáng bồi tiếp:
- Mày định nằm ăn vạ à? Đứng lên, đi gánh nước khác về cho mẹ tao tắm.
- Dạ!

Tuyên, em trai út của chồng, tữ nãy giờ đứng trong cửa sổ quan sát, bất mãn về thái độ của mẹ và chị, chàng la lên:
- Chị đã có gia đình riêng rồi sao còn về đây gây sự hoài vậy? Chị đối xử với chị Lan như thế coi chừng có ngày bị báo oán.
Tuyên chỉ dám nói chị Sáng mà không dám đả động gì đến bà Mùi, mẹ chàng. Bà Mùi lớn tiếng:
- Đồ ngu, ai đẻ ra mày, vất vả nuôi mày khôn lớn, mày lại đi bênh người ngoài?
- Chị Lan là vợ anh Huynh, chị ấy không phải là người ngoài.
 Nói xong Tuyên bỏ đi, chàng cố ý dập cửa thật mạnh để tỏ sự tức bực, bà Mùi nói với:
-Đứng lại, không được hỗn với chị mày như vậy nghe chưa?
Tuyên như không để ý tới lời nói của mẹ, chàng bỏ đi.
*
Lan vội vàng lau nước mắt trở về với thực tại khi thây Vi đang từ trên lầu đi xuống:
-Anh Hai có gọi điện thoại về không Má?
- Có, anh chị con và cháu đã tới chỗ ở mới được bình an, Má cũng mừng.
Hân, con trai cả của Lan thất nghiệp đã hơn năm nay, bây giờ mới xin được chỗ làm mới, nhưng lại ở mãi tận tiểu bang New Jersey.
-Anh Hai không ở gần đây nữa, con sợ Ba sẽ còn đánh Má dài dài. Phải chi anh Ba còn sống thì tốt biết mấy.
-Không sao đâu con, Má tự biết lo liệu mà.
- Hay con rủ gia đình chị Tư về ở đây Má nhá.
-Không được đâu con, về đây rồi còn công ăn việc làm thì sao? Thôi con đi ăn cơm đi.
-Con chưa đói, con lên lầu gọi điện thoại cái đã. 

Trước khi lấy chồng, Lan cứ nghe người ta nói là con gái mang tên Lan sẽ khổ về đường tình duyên lắm. Lan cứ cho nhảm nhí, không ngờ lại xảy ra đúng cho cuộc đời của Lan. Lan tưởng khi sang đến đất Mỹ này thì cuộc sống gia đình của Lan sẽ được thoải mái hơn vì không còn bị hai bà "thần đanh đỏ mỏ" kia hành hạ nữa, ai dè lại tới phiên chồng hành hạ nàng. Bị ảnh hưởng tư tưởng cũng như lối sống tự do của xã hội văn minh này, nhiều lần Lan cũng đã nghĩ đến ly dị! Lan tự cảm thây thương cho chính mình. Có những đêm dài thao thức...Lan lẩm bẩm một mình:
-ly dị quách cho rồi!.
Nói là nói thế, nhưng rồi Lan lại tự an ủi:
-Hai mươi chín năm vợ chồng, không có tình cũng phải có nghĩa. Hơn nữa, trên 50 tuổi đầu rồi mà còn ly dị chẳng những làm gương mù cho con cháu mà còn bị thiên hạ cười chê. Thêm vào đó, cái "đức hạnh" hơn năm mươi năm của người phụ nữ cũng bị tan tành hết...
Lan luôn luôn sống trong tâm trạng bị giằng co: muốn thoát ly hiện tại nhưng lại không đủ can đảm từ bỏ qua khứ. Muốn sông theo lối sống mới tự do thoải mái, nhưng vẫn luyến tiếc cái lối sống "đạo đức" cổ truyền của người đàn bà Việt Nam.
Từ ngày sang Mỹ đến nay, Huynh trở nên khó tính lạ thường, mọi bực bội chàng trút cả lên đầu vợ. Đôi khi chàng cũng nhận thức được là mình vô lý nhưng rồi vẫn tính nào tật ấy! Lan trộm nghĩ: không biết có phải cái hồn ma độc ác của mẹ chàng nhập vào chàng hay không? Có lần tức qúa Lan cũng làm mạnh:

-Tôi đâu có phải là cái sọt rác để cho anh "đổ bậy!" Tôi cứ tưởng là mẹ anh qua đời rồi và bà chị của anh ở lại Việt Nam thì tôi được dễ thở...ai dè sang đến đất nước này lại tới phiên anh hành hạ tôi!
Huynh chẳng hề biết lỗi mình lại còn cay cú:
-Ai dám hành hạ bà, bên Mỹ này đàn ông còn xếp hạng sau cả chó nữa bà quên rồi sao! dại gì mà hành hạ bà, tôi đâu muôn bị ngồi tù rục xương!

Mỗi lần như thế, kẻ rút lui có trật tự vẫn là Lan. Sau khi sông ở Mỹ được một năm, Huynh trở nên say sưa rượu chè và mỗi ngày một tệ! Việc làm "ba cọc ba đồng", làm được đồng nào thì nướng vào thuốc rượu hết, nhiều khi còn nạt nộ Lan lấy thêm tiền. Mọi chi phí trong gia đình là do mẹ con Lan lo liệu hết. Vợ chồng Lan tuy chẳng bao giờ ngồi lại nói chuyện với nhau đàng hoàng hoặc chia vui sẻ buồn gì cả, nhưng Lan cũng đoán biết là Huynh rất bất mãn với đời sông tại đất mỹ này. Chàng thường nhắc nhớ đến quãng đời khi còn thời chính phủ Cộng Hòa mặc dầu chẳng thuộc loại vàng son gì cho lắm vì chàng chỉ giữ một chức vụ "đàn em" trong quân đội. Trung-sĩ có là cái gì, nhưng chàng rất hãnh diện. Sang đến đất nước người, chàng thây mình chơ vơ, thuộc thành phần ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng!. Muốn trèo cao không đủ sức, ở dưới thấp thì không an phận, thế là chàng quay ra hận đời, nguyền rủa VC nếu không tại chúng nó thì cuộc sống của chàng coi chừng lúc này đã lên đến cấp bậc Trung úy rồi cũng nên!

Nguyên rủa VC chán, chàng quay ra chửi luôn cả Mỹ. Chính cũng về vấn đề này mà chàng và các con luôn luôn đối chất với nhau, nhất là Vi, con gái út, chẳng hợp tính tình với chàng chút nào cả, chỉ nói được dăm ba câu là cha con lại quay ra hục hặc với nhau. Nhiều lần Vi cũng cảm thấy có chút hối hận vì dù sao mình cũng là phận làm con…thế nhưng làm sao mà chừa được, nguyên do không biết bởi đâu? Theo các Thầy bói toán thì có lẽ hai cha con khắc tuổi. Còn nếu theo khoa tâm lý thì có lẽ tại Ba không tốt với Má, trong khi ấy Vi lại rất thương Má.
Một hôm cả gia đình đang dùng cơm chiều, chị Lan buột miệng:

- Hôm qua trong sở làm mấy người Việt-Nam ai cũng thắc mắc là sao Mỹ văn minh the mà lại thua  việt cộng?
Hân nhanh nhảu trả lời:
- Không phi là thua mà là nó không muốn chơi với cùi.
Huynh quắc mắt lên:
Ai bảo là Mỹ nó văn minh? Bà đã già cái đầu rồi mà vẫn còn bị bánh mì, bơ sữa của Mỹ nó mê hoặc. Huynh chưa kịp nói tiếp thì bốn anh em Hân, Hoan, Vân và Vi cùng nhao nhao lên:
- Chúng con không đồng ý với Ba.
- Chúng mày biết “cái chó “ gì mà đồng ý với không đồng ý.
-Ba đừng coi chúng con là con nít mãi có được không?
Vi to mồm nhất:
-Nếu nước Mỹ không văn minh thì trên thế gian này làm gì có văn minh, không văn minh mà "Nó” lại bá chủ hoàn cầu à?
Huynh dằn dọng:
-Bá chủ hoàn cầu mà lại dơ hai chân hai tay đầu hàng "thằng VC", nếu không phải tụi Mỹ đầu hàng thì miền Nam Việt Nam làm gì mà phải lâm vào thảm cảnh như ngày hôm nay!
-Nếu nói như Ba thì lỗi đâu phải tại một mình Mỹ, mà VC và Quốc Gia cũng có phần. Nếu Miền Nam mà vững mạnh đủ thì dù Mỹ nó có buông mình cũng vẫn đứng vững. Và nếu VC có tâm hồn con người, có sự hiểu biết tối thiểu về quyền sống làm người... thì miền Nam cũng đâu đến nỗi thê thảm như thế!
-Tụi mày sắp sửa mất "gốc" hết, tối ngày bênh Mỹ...
-Chúng con không bênh Mỹ mà chỉ nói công bằng thôi. Nói tóm lại nếu Mỹ không lầm lẫn và VC không gây nên tội ác thì làm gì mây triệu người Việt Nam được nếm cái "mùi” của một đời sông tự do dân chủ ở hải ngoại, có cơm no áo ấm, có cơ hội tiến thân, có phương tiện phát triển khả năng... trong đó có gia đình mình.
Huynh đập xuống bàn đánh thình một cái:
-Lý luận "ba bứa" như tụi mày đúng là đồ vong bản, chưa "qua cầu đã rút ván”, thật là tủi nhục cho Nhà cho Nước!
Hân cãi hỗn:
-Con xin phép hỏi Ba: tối ngày Ba say sưa chè chén, chửi bới lung tung, không lo làm việc...khiến cho Mỹ nó khinh rể! Ngược lại chúng con tuy không nói ra miệng là Yêu Nước Thương Nòi, nhưng chúng con chủ tâm học hành, chịu khó làm việc "tay làm hàm nhai" với mục đích tạo dựng sự nghiệp, không ăn bám, không ỉ lại... khiến cho Mỹ không có chỗ chê bai mình mà ngược lại còn phải thán phục mình, thán phục người Việt Nam của mình, thử hỏi ai mới là người Yêu Nước, Làm vẻ vang nòi giống, Ba hay là chúng con?
Mặc dầu trong bụng cũng phải công nhận là thằng con có lý, nhưng bề ngoài thì 
Huynh làm bộ giận dữ rồi quay ra chửi lây cả vợ:
-Mẹ nào con nấy, bà hư hỏng nên con cái cũng mất dạy hết!
Thật là bất công cho Má qúa, Vi cãi:
-Nếu chúng con có hư là tại Ba chứ không phải tại Má, tối ngày Ba say sưa rồi gây chuyện...!
Chị Lan la các con:
-Các con im ngay đi, thật rõ khổ, cha không ra cha, con không ra con...!
Huynh với lấy cái chổi quét nhà tính phang cho mỗi đứa một cái…thế là mỗi người bỏ đi một nơi…
*

Thấm thoát mới đây thế mà cũng đã 18 năm trôi qua. Tuy đầy đủ về vật chất nhưng tính thần Lan không khí nào được thoải mái. Lan cứ dập dà dập dinh, "bỏ thương vương tội", muốn đoạn tuyệt với hiện tại, nhưng lại không đủ can đảm nói lên lời "từ giã...!". Cuốỉ cùng thì Lan đành bám víu lấy tâm sự của nàng Kiều:
"Cũng liều nhắm mắt đưa chân 
Thử xem Con Tạo xoay vần về đâu?“
Trong 18 năm qua gia đình Lan cũng gần như hoàn toàn thay đổi, Lan bây giờ đã là bà nội bà ngoại. Nghĩ tới đây Lan lại chảy nước mắt vì thương con trai, Hoan đã ra đi đột ngột vì tai nạn xe mới cách đây 5 năm. Mọi sự thay đổi, rất tiếc là sự thay đổi của chồng nàng mỗi ngày một tệ khiến cho nàng chưa lúc nào được thảnh thơi trong tâm hồn.
Thúy Vi đã ra trường về Nha Khoa, đã có việc làm nhưing vẫn chưa nghĩ đến lập gia đình vì nàng rất thương Má. Thúy Vi muốn dành trọn thời giờ để lo cho Má và trọn trái tim để yêu thương Má. Mỗi lần nghĩ đến Ba Thúy Vi buồn thảm lắm, nhưng dù sao thì ông ấy cũng là cha mình, mình cũng có bổn phận phải chăm lo. Thây con có hiếu chị Lan cũng mừng, nhưng chị không muốn con gái chị bỏ lỡ tuổi xuân, nên thường dục dã con phải sớm lập gia đình:
-Con gái có thời thôi con ạ, lỡ tuổi rồi khó kiếm được người mình vừa ý lắm.
Mỗi lần nghe Má nói thế, Vi lại tuế tóa:
-Đây là Mỹ chứ đâu phải Việt Nam mà lo lấy chồng sớm.
-Con cứ nói vậy chứ, dù ở nước nào chăng nữa con gái vẫn là con gái. Đàn bà hết tuổi xuân thì cũng coi như hết quyền lựa chọn!
-Tại sao Má cứ muốn con lấy chồng, Má không sợ rủi con gặp phải người như Ba thì sao!
Chị Lan bỗng xầm mặt xuông...hai hàng nước mắt lại long lanh... Thúy Vi biết mình lỡ lời nên chống chế:
-Con nói chơi vậy chứ con không sợ đâu, sức mây mà con phải chịu đựng như Má, con sẽ ly dị cái một!.
-Nói thì dễ chứ làm không dễ đâu con ạ. Má tin rằng không người đàn bà nào mà muốn nuôi con không chồng, hoặc để con không cha. Thà mình chịu hy sinh để cho gia đình được trọn vẹn thì vẫn hơn.

*
Hôm nay thứ bảy nên Vi "ngủ nướng", Vi vừa "nhỏm" dậy vừa nói một mình: Vậy mà cũng 10 giờ rồi kia à. Nhà im phăng phắc, Vi chạy xuống lầu nhưng tìm đâu cũng không thây Má. Một giây im lặng, Vi lại lẩm bẩm: chắc Má lại ra nghĩa trang thăm mộ Ba?. Vi vừa rửa mặt thay quần áo vừa ôn lại cái chết của cha nàng:
      Cách đây 3 tháng, cha nàng đã tử thương vì tai nạn xe. Ông tự đâm vào gốc cây trên con đường từ Casino về nhà vào khoảng 2 giờ sáng. Ông không được bồi thường vì lái xe trong lúc say rượu... Thuy Vi cứ tưởng đâu là Má nàng sẽ được vui vẻ hơn, nhưng không ngờ Vi đã đoán sai. Từ ngày Ba chết đến nay Má vẫn buồn, cứ ngày nghỉ là Má lại ra thăm mộ Ba...
Thay quần áo xong Vi lái xe đi tìm Má. Qủa Vi đã đoán trúng, Má đang lâm râm cầu nguyện bên mộ của Ba. Vi đứng ngay sau lưng cả đến 5 phút rồi mà chị Lan vẫn chưa nhận ra. Chị đang mải mê cầu cho linh hồn của chồng được mau siêu thoát.
Vi ngồi xuống bên cạnh Má:
-Má vẫn còn nhớ Ba lắm sao?
-Phải, dù sao thì cũng đã mây chục năm vợ chồng, dù không có tình cũng còn có nghĩa. Hơn nữa khi Ba con nằm xuống rồi Má mới thấy thương Ba con nhiều hơn, mặc dù Ba con đã xử rất tệ với Má, nhưng biết đâu chính Ba con cũng đã khổ tâm không ít khi đối xử với Má như vậy. Có lẽ cũng không phải tại Ba con ghét Má, mà có lẽ tại Ba con không kiềm chế được sự hận đời, hận chiến tranh... để rồi "đổ" cả vào Má!

-Con hiểu được tâm trạng của Má, con không có gì phản đối Má cả vì con cũng như Má phải chấp nhận một sự thật là: Ba là Ba của con. Dù sự thật ấy là xấu hay là tốt mình cũng không thể chối cãi được. Nhưng con chỉ xin Má là Má hãy tin tưởng đó là Ý Trời. Sự ra đi của Ba là một sự giải  thoát. Không những là giải thoát cho Má mà còn giải thoát cho cả chính Ba nữa!

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Cả Hai Cùng Đẹp

Cả Hai Cùng Đẹp
Chú Tiểu Lan

Hai Ông bà cụ Liễn đều đã ăn tiền già mây năm nay rồi. Tuy đã sông bên Mỹ hơn 15 năm mà ông bà vẫn không chịu nói tiếng Mỹ và cũng chẳng hiểu được baonhiêu. Cụ Bà lúc đầu rất chịu khó đi học nên nhớ được dăm ba câu, nhiốig ít khi có dịp dùng tới nên cũng quên luôn. Còn cụ ông thì viện lý do đã lớn tuổi, thêm vào đó, cụ nói là tiếng Mỹ có nhiều chữ đọc lên nghe tục tĩu lắm nên cụ không muốn học. Con cái hết sức khuyến khích nhưng vẫn không lay chuyển được quan niệm của cụ. Lụa, người con gái lớn thỉnh thoảng vẫn đốì chất với cụ:
-Con biết Bố học được mà, tại sao Bố không chịuhọc, giao thiệp được với người Mỹ cũng là cái hay chứ..

-Bố mẹ lớn tuổi học khó dô lắm, hơn nữa ngoài mây cặp bạn già cũng quê quán, Bố mẹ đâu có giao tiếp với ai. Học làm chi cho khó nhọc.
-Mình đang sinh sống trên đất Mỹ, hiểu được tiếng nói của họ cũng thú vị chứ. Cụ Bà vừa cười vừa nói: Bô mày cứ bảo là tiếng Mỹ nó tục tĩu nên không muốn đọc. Lụa cười:
-Tại Bô' đọc chưa quen thôi chứ làm gì có chuyện tục tĩu !
-Tại con không để ý đây chứ, thiếu gì chữ tục tĩu, Bô" thí dụ cho con coi: nào là “đái lến chum” (Dining room), Nào là “du méo cằm” (you’re welcome), nào là “đái đi” (Daddy)... và trong khi nói chuyện còn cứ phải thêm chữ “đít” (did) chữ “đù” (do) vào, như vậy không tục là gì?
Lụa cười sặc sụa:
-Tại Bô" nghĩ ra như vậy thôi chứ ý nghĩa đâu có phải như thế...!
Ngày tháng trôi qua, hai ông bà cứ an phận ở nhà coi cháu và cũng chẳng bao giờ nghĩ đến vấn đề tiếng “anh” tiếng “em” gì nữa cả. Ông bà có Tivi riêng để coi cải lương hoặc phim tầu. Ông bà chỉ ra ngoài khi có Lễ bằng tiếng Việt Nam và chuyện trò với mấy bạn già. Còn mọi chuyện khác đã có con cái chúng nó lo. Lúc đầu hai cụ cứ nghĩ như thế là đủ, nhưng hai cụ đâu ngờ vân đề của cuộc sống không đơn giản như hai cụ nghĩ.
Hai cụ ở với gia đình người con gái lớn. Cô con gái thứ hai còn ở Việt Nam với gia đình nhà chồng. Thái, người con trai thứ ba và Huệ là cô con gái út. Theo phong tục Việt Nam, đáng lẽ hai cụ ở với gia đình người con trai mới đúng, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, Thái đã lấy
VỢ Mỹ. Hai cụ kịch liệt phản đối, nhưng rút cuộc thì hai cụ đành coi như không có thằng con này.
Hôm trước đám cưới của Thái , cụ ông tức đến độ “xỉu” đi vì thằng con “bất hiếu” không nghe lời cha mẹ! Giá như ỏ Việt Nam, cụ đã vác gậy đập cho thằng con này một trận, nhưng “kẹt” là sông ở cái đất nước này, cái nước mà người ta cho là văn minh nhất thế giới, nhưng đối với cụ thì lại là cái nước “tôm lộn cứt lên đầu ! ”, tôn ty trật tự đảo lộn tùng phèo hết! Cụ chỉ có một người con trai, cụ đặt hết mọi hy vọng vào nó, nó có bổn phận phải sanh con nôì dõi tông đường, và cụ muốn thằng cháu đích tôn của cụ phải là một thằng Việt Nam “nguyên chất” vậy mà Thái lại lấy vợ Mỹ !
Có lần Thái cãi lại:
-Bố đừng lạc hậu vừa vừa chứ, Mỹ không phải là người sao?
-Tao đâu có bảo Mỹ không phải là người, nhưng là người mũi lõ mắt xanh...còn mày mũi tẹt da vàng...sau này sanh con cái không biết là người hay là “ma!”, Thiên Đàng không được lên mà âm phủ cũng không có chỗ xuông.
Cụ bà thấy chồng phản ứng mạnh qúa, bà đành im lặng nhưng trong lòng cũng rách ra từng trăm mảnh. Bà thầm nghĩ: sau này con dâu mẹ chồng, các cháu với ông bà nội chắc cũng chỉ nhìn nhau trong lặng lẽ chứ biết nói gì được, ngôn ngữ bất đồng mà!
Hết chuyện thằng con trai lại đến chuyện đứa con gái. Huệ chỉ lo trưng diện, học hành lười biếng bỏ học ngang xương để đi làm, kết qủa là lấy luôn ông manager, người Mỹ đen. Huệ phải hết sức dấu diếm, tự lo hết mọi việc, gần ngày cưới mới thông báo cho gia đình biết. Khi nghe tin, không những cụ ông mà cả cụ bà cũng “ngất xỉu” luôn! Lấy Mỹ trắng đã khó chấp nhận rồi huống chi nữa là Mỹ đen ! Cụ bà vừa khóc vừa kể lể với bà bạn: -Lạy Chúa tôi, gia đình tôi thật vô phước qúa, bị mỹ trắng mỹ đen làm tan nát hết trơn rồi...vợ chồng tôi còn dám vác mặt đi đâu mà nhìn ai nữa! Thật rõ khổ!
Không muốn cho bà Liễn buồn, bà bạn vui vẻ:
-Khổ cái gì mà khổ, sau này gia đình bà có đủ màu da tiếng nói không có lợi hơn sao. Tôi muốn mà không được đây, vì con cái nhà tôi không chịu chơi với Mỹ.
-Thôi đi, bà đừng nhạo báng tôi nữa, chỉ tại con cái nhà tôi “mất gốc” mới như vậy thôi!
Thế rồi bà quay ra nguyền rủa Việt Cộng, nếu không phải tại chúng thì gia đình bà đâu cần tỵ nạn qua Mỹ để bây giờ ra nông nỗi này! Hận Việt Cộng chán bà quay ra hận luôn cả “Cộng Hòa”. Chính phủ gì mà cứ lo ăn chơi phè phưỡn, tham nhũng hốỉ lộ, tham sống sợ chết...không tận lực lo cho nước cho dân để đến nỗi “dốt nát quê mùa” như tụi Việt Cộng mà cũng chiến thắng miền Nam ! để rồi biết bao chiến sĩ cả đời câm súng bảo vệ quê hương phải hy sinh một cách oan uổng, phải đọa đầy trong các ngục tù, trong các trại cải tạo và hàng triệu người dân
phải di tản, phải chết chóc, phải đói khổ và tệ hơn nữa là phải nhà tan cửa nát như gia đình bà!
Sắp đến ngày cưới, Huệ đem Tom, vị hôn phu của nàng về tình diện với Bô" Mẹ. Vừa bước vào nhà, Tom hớn hở chào:
-Hello Daddy ! Hello Mommy ! My name is Tom Hebert, I am very happy to become your son-in-law.
Cụ ông không rằng không nói, lườm thằng rể tương lai một cái rồi vào phòng riêng đóng cửa cái rầm! Còn cụ bà không cầm hãm nỗi sự uất ức với đứa con gái út mà cụ vốn cưng chiều, thế mà nó lại đâm ra “mất nết ! ”, cụ gắt lên:
-Tao là người Việt Nam, mày lấy con tao thì phải nói tiếng Việt, phải kêu tao bằng mẹ chứ không được gọi tao là “ma, ma, mì mì...” cái con khỉ gì, nghe rõ chưa?
Chàng rể Mỹ đương nhiên là chẳng hiểu được mẹ vợ muôn nói gì, lại còn hỏi lại một cách vui vẻ:
-What do you say? I don’t understand!
Hai ông bà nhất định không chấp nhận đám cưới này nên đã bỏ đi chơi cả tháng trời mới về, ai khuyên can cũng không được. Lúc cha mẹ bỏ đi rồi, Lụa nói với Huệ:
-Em cũng bậy thật, quyết định hết mọi chuyện rồi mới cho Bố Mẹ biết thì làm sao Bô' Mẹ chấp nhận được.
-Nếu không làm thế sức mây mà xong chuyện được. Bộ chị nghĩ là cho Bố Mẹ biết trước thì sẽ êm xuôi hay sao? Ông bà ấy cổ lỗ sĩ như vậy thật hết chỗ nói!
-Em không nên thốt ra những lời như vậy, dù sao thì Bố Mẹ cũng là người Việt Nam và đã sông 3/4 cuộc đời ở Việt Nam rồi thì làm sao Bố Mẹ có thể chấp nhận được một sự đả kích qúa lớn và qúa mạnh như thế. Hơn nữa em cũng nên đặt mình vào chỗ của Bố Mẹ để mà thông cảm với các ngài: Người già nào chẳng mong được quây quần quấín quít bên con bên cháu... vậy thử hỏi giữa vợ con của Thái và chồng con của em, Bố Mẹ có được cái hạnh phúc này không ? Bây giờ em đã khôn lớn rồi, cuộc đời riêng của em chị không muôn can thiệp vào, nhưtig chị chỉ xin em cũng phải biết thông cảm với Bố Mẹ.
Huệ cãi ngang:
-Bây giờ là thời đại gì chứ? Tại sao cứ còn giữ mãi cái quan niệm cổ xưa, tại sao phải kỳ thị chủng tộc?
-Nếu phải dùng đến nhữìng chữ “kỳ thị chủng tộc” thì không riêng gì Bố Mẹ mình mà ngay cả những người em cho là văn minh cũng không ngoại lệ. Em có chắc chắn là cha mẹ Mỹ ủng hộ cho con cái họ lây người thiểu số nói chung và người Việt Nam nói riêng chăng? Việc Thái và em lập gia đình với người ngoại quốc đối với chị không thành vấín đề vì đó là con đường hai em tự chọn. Chị không kỳ thị chủng tộc, nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng khi hai người không cùng một màu da tiếng nói, không chung một phong tục tập quán... nếu hòa hợp được cho vẹn tròn thì nếu không trầy da cũng phải tróc vảy đây!
Bốn đứa con của Lụa tuy còn nói và hiểu được tiếng Việt nhưtig nhiều lúc cũng ngơ nga ngơ ngác như “qụa vào chuồng lợn”. Ấy là cũng nhờ vợ chồng Lụa khuyên khích rất mạnh trong vấín đề dùng tiếng Việt tại gia đình. Đứa con út của Lụa cũng đã vào vườn trẻ, cả ngày học, chơi với trẻ Mỹ nên vấn đề dùng tiếng Việt rất là khó khăn cho bé. Một hôm bé đói bụng, bé nói với ông bà lây đồ cho bé ăn:
-Grandma, I am hungry.
Bà quay sang hỏi ông:
-Nó đòi cái gì vậy ông?
-Bà còn không hiểu nữa là tôi!
Bà quay sang bảo cháu:
-Cháu nói tiếng Việt Nam đi, tiếng mỹ bà không hiểu.
Cháu bé nhìn bà thừ ra một lũc rồi mới nói nên lời: -Bà ơi, tao đói.
-Cha tổ nhà mày, ai lại xutủg tao với bà, từ nay cháu phải nói: bà ơi cháu đói. Hiểu không cháu.
Cháu bé gật gù:
-Ok. Bà, Tao understand!
Lần khác cả gia đình đang ăn chè ở nhà dưới, Lụa bảo con gái út:
-Con lên lầu mời bà ngoại xuông ăn chè.
Lúc bé út trở xuống, bé vui vẻ nói với mọi người:
-Nó còn đang ngủ !
Ba cái chuyện nhỏ nhoi ây chỉ làm trò cười cho mọi người. Tuy bề ngoài ông bà Liễn cũng cười nhưng thực sự thì trong lòng ông bà không được “khoan khoái” lắm ! Bỏi vì ông bà lúc nào cũng mơ ước được chuyện trò thân mật với đám cháu nội cháu ngoại bằng tiếng mẹ đẻ, ai ngờ chúng nó “lai căng” hết cả rồi! Một hôm ông rủ bà:
-Hay bà với tôi về Việt Nam sống đi. ở đây chán chết, có mồm như câm, có tai như điếc, có chân như cụt..
-Tôi cũng ước ao thế, nhưng nghĩ cho kỹ thì về Việt Nam ai nuôi mình, ông với tôi cũng già cả rồi làm gì được nữa. Vợ chồng con Gấm cũng ăn bữa nay chạy bữa mai, lại còn gia đình chồng nó, nó đâu có giũp gì được mình. Hơn nữa ở với Việt Cộng tôi thà ở với mỹ đen !
-Bà lại thích mỹ đen từ hồi nào vậy? Coi bộ bà lại chấp nhận thằng Tôm (Tom) kia làm con rể của bà à?
-Tôi đâu có phải là không chấp nhận nó, tôi phản đối vì chỉ sợ nó sinh ra một “đông cháu đen không biết nói tiếng Việt thôi !
Vào một buổi chiều Chúa Nhật, cả gia đình đi dự Lễ Việt Nam, Lụa coi nhà vì đã đi Lễ buổi sáng, bỗng Huệ tới không gọi phone trước, Lụa ngạc nhiên:
-Em xách cái va-li đi đâu mà to thế?
-Em về ở nhà một thời gian được không chị Hai?
-Được chứ sao không? Sự gì đã xảy ra?
-Cái “thằng qủi” ấy đã có con khác ở ngoài.
-Em nói là Tom?
Huệ tỏ ra rất bực bội:
-Đúng là nòi nào giống ây, đen vẫn hoàn đen !
-Không nghiêm trọng đến nỗi em phải bỏ đi chứ?
-Dù nghiêm trọng hay không em cũng không muôn sống chung với hắn nữa, mất công thây mặt nó là muôn đâm!
-Anh chị thì không thành vân đề, em muốn ở bao lâu cũng được, nhưhg còn Bô' Mẹ, em liệu đấy mà nói.
-Em chắc không sao, vì Bô' Mẹ cũng đâu muôn cho em lây Mỹ đen.
-Em phải phân biệt cho rõ: việc phản đối không cho em lây mỹ đen và việc lây chồng rồi bỏ chồng là hai vấn đề khác nhau. Theo chị, thì em cứ nên về nhà đi đã, Bố Mẹ cần phải được chuẩn bị tâm lý trước khi em dọn về đây.
-Vậy được, để em về nhà đã.
-Em ở nhà có gì nguy hiểm không?
-Đâu có gì, ch! buồn thôi, cả mấy tháng nay hắn ít khi về nhà lắm.
-Em có chắc là nó có “gái” khác hay không?
-Thì con Mỹ đen chứ ai, cái con “qủi” ấy em cũng biết nó mà.
-Tom có cho em biết lý do tại sao không?
-Thì nó cứ nói là lốỉ suy nghĩ của người Việt Nam nó không thích hợp...nhưng theo em thì nó chỉ viện cớ để trở về với dòng giống đen của nó thôi!
Ngày mà Tom và Huệ ký giây ly dị là đúng 9 tháng 10 ngày, nghĩa là chưa tròn một năm kề từ ngày cưới!
Ba năm sau, Thái cũng “ôm” gối về nhà ngủ “đợ !”. Sô' phận Thái còn tệ hơn Huệ nhiều, vì Thái chẳng những ra đi với hai bàn tay trắng mà hàng tháng còn phải phụ cấp cho đứa con gái mới được một tuổi rưỡi và phụ cấp cả cho vợ cho đến khi “she” ây đi lấy chồng khác hoặc có công ăn việc làm tốt. Rõ thật là số con “rệp” mặc dầu bên Mỹ không có rệp ! Cuối cùng thì Thái cũng phải than lên một câu:
-Đàn bà Mỹ thật không chiều nổi, “mẹ kiếp” lúc nào nó cũng coi mình như đầy tớ mà vẫn chưa bằng lòng! Lười như hủi, chỉ thích ăn sẵn, cơm nước không chịu làm, cứ ngồi ở nhà “order”, tiền bao nhiêu cũng không đủ.
Tùng, chồng của Lụa nhạo:
-Cần gì phải làđàn bà Mỹ, đàn bà Việt Nam bây giờ cũng “sêm sêm!”
Lụa cười:
-Đụng chạm à nghe, em lấy anh mười mấy năm rồi mà thử hỏi anh đã order được mấy lần đồ ăn hay là ngày nào em cũng phải lăn vào bếp!
Một hôm cả gia đình cùng quây quần trong bữa ăn chiều, Thái nữa thật nữa dỡn:
-Từ này con dốc lòng nghe lời của Bô" Mẹ “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Sao anh Tùng đồng ý chứ?
-Nói thật với cậu và dì Huệ là ngay từ đầu anh đã có cái linh cảm ấy, nhưng cậu và Dì đều là những người lớn nên anh chẳng dám có ý kiến gì, bây giờ anh mới dám nói: dù cậu và Dì có cố gắng đến đâu, thay đổi đến đâu đi chăng nữa thì vẫn không bao giờ gột sạch được cái dòng máu “Con Rồng Cháu Tiên” vốn đã lưu thông trong huyết quản từ khi Cậu, Dì, còn ở trong lòng mẹ. Ngược lại phía đối phương cũng vậy. Nói tóm lại trên đời này có những khác biệt do tiền định không sao hòa hợp được chứ không phải lỗi tại ai cả ỉ
Từ ngày Thái và Huệ cùng dọn về ở chung, hai ông bà Liễn vui buồn lẫn lộn: vui vì con cái ở nhà đông đủ và nhất là không còn phải lo chúng sẽ sinh ra một “đống” cháu không thuộc dòng máu Tiên Rồng nữa; buồn vì đứa thì mất vợ, đứa thì mất chồng ! Cái khổ tâm vì con cái đi lấy Mỹ chưa nguôi ngoai... bây giờ lại mang thêm cái khổ nữa là gia đình chúng nó bị tan vỡ hết ! Một hôm cụ ông nói với cụ bà:
-Bà với tôi không biết phải nên khóc hay nên cười đây !
-Ông muốn khóc cười gì thì mặc ông. Tôi chán lắm
rồi !
-Bà thất vọng từ hồi nào vậy?
-Không phải là tôi thất vọng mà vì mây năm nay qúa nhiều việc đột ngột xảy ra khiến cho tôi không còn muốn gì nữa, bây giờ tôi chỉ lo dọn mình vào “ông sáu tấĩm” thôi!
-Sao bà định bỏ tôi sớm thế?
-Đừtig có rởm đời, ông với tôi cũng ngoài bảy mươi cả rồi, sớm sủa gì nữa.
-Bà còn nhớ câu truyện Tháp Babel hay không?
-Ông học nhiều chứ tôi được học bao nhiêu mà nhớ với quên.
Vậy để tôi kể cho bà nghe:
-Ngày xửa ngày xưa... loài người kiêu ngạo rủ nhau xây Tháp Abel để leo lên ười, định “phớt tình ăng lê” sự hiện hữu của Chúa nên mới bị Chúa giáng phạt cho mỗi người nói một thứ ngôn ngữ khác nhau, chẳng ai hiểu ai nói gì nữa, cứ xua tay múa chân tốỉ ngày thì làm sao mà xây nổi cái Tháp. Đó cũng là cái nguyên nhân bà với .tôi không hiểu được tiếng Mỹ!
Cụ bà bật cười:
-Ông già rồi mà còn khéo phịa chuyện.
-Ẩy chết, câu chuyện có thực ở trong Thánh Kinh mà bà dám bảo tôi phịa à. Và từ đó cũng tạo nên sự khác biệt giữa người phương Đông và người Phương Tây: một bên là Bình Minh, một bên là Hoàng Hôn, tuy hai bên không bao giờ gặp nhau, nhưng cả haỉ cùng đẹp ỉ